MạnglướiGiáodục(EduNet), trực thuộc Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu (AVSE Global), là nơi quy tụ những chuyên gia và nhà nghiên cứu giáo dục người Việt từ khắp nơi trên thế giới với mục đích thực hiện các dự án nghiên cứu, tư vấn, đào tạo và hội thảo khoa học về vấn đề canh tân giáo dục Việt Nam. EduNet đặt trọng tâm vào việc tổng hợp các nguồn lực và chiến lược đổi mới bền vững. Với một mạng lưới chuyên gia rộng khắp, thế mạnh của EduNet là cung cấp một góc nhìn độc lập, khách quan, có sự giao thoa điểm nhìn quốc tế và bản địa. Với sự đa dạng trong kinh nghiệm và quan điểm của mình, EduNet hy vọng sẽ là một luồng gió mới, góp phần vào sự đổi thay tích cực của Giáo dục Việt Nam.
EduNet được điều phối chung bởi Giám đốc PGS. TS. Bùi Thị Minh Hồng. Chị đồng thời là giảng viên phụ trách chương trình Tiến sỹ Quản lý Giáo dục tại Đại học Bath, Vương quốc Anh. Chị là thành viên chủ chốt của nhiều dự án nghiên cứu và tư vấn quốc tế ở nhiều lĩnh vực liên ngành Giáo dục - Quản lý - Văn hóa tổ chức - Đổi mới Sáng tạo. Phó Giám đốc của EduNet là TS. Nguyễn Thụy Phương, chịu trách nhiệm điều phối chính mảng tổ chức hội thảo thường niên, trong đó có Diễn đàn Giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Symposium - VES). TS. Nguyễn Thụy Phương là nhà nghiên cứu lịch sử giáo dục, hiện đang giảng dạy tại Đại học Paris. Chị đồng thời là chuyên gia tư vấn, thẩm định giàu kinh nghiệm trong các dự án về giáo dục và đào tạo của chính phủ Pháp và nhiều tổ chức quốc tế khác.
EduNet hiện có 15 thành viên chính thức và nhiều cộng tác viên là các giáo sư, tiến sĩ và nghiên cứu sinh đến từ nhiều nước, có am hiểu sâu sắc về giáo dục Việt Nam và nhiều nền giáo dục khác trên thế giới. Tất cả tham gia trên cơ sở sự kết nối và tự nguyện của những người cùng chí hướng.
II. TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH
AVSE Global là một tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận. Là một mạng lưới trực thuộc AVSE Global, tôn chỉ của EduNet là chung tay, đóng góp công sức và trí tuệ để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực giáo dục và xã hội mà Việt nam đang gặp thách thức. Cách tiếp cận các vấn đề giáo dục và xã hội của EduNet đi theo hướng liên ngành và đa ngành nhằm đảm bảo tính hệ thống trong các giải pháp và các khuyến nghị chính sách. Các thành viên, cộng tác viên gia nhập nhóm và triển khai các công việc trên cơ sở tình nguyện vì cộng đồng.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN EDUNET 2020 - 2025
Đại dịch Covid - 19 đã tạo ra những thách thức và cơ hội chưa từng có với Việt Nam nói chung và nền giáo dục của Việt Nam nói riêng. EduNet - một trong nhiều mạng lưới khoa học của AVSE Global - đã có những điều chỉnh về định hướng phát triển nhằm nắm bắt các cơ hội, cũng như giảm thiểu rủi ro từ thách thức với bốn lĩnh vực hoạt động chính:
1. Nghiên cứu và xuất bản: Đây là hoạt động cốt lõi, được EduNet quan tâm và đầu tư. Các dự án nghiên cứu của EduNet xoay quanh sáu mảng chính, bao gồm: (i) Quản lý giáo dục; (ii) Đổi mới và sáng tạo trong giáo dục; (iii) Triết lý giáo dục; (iv) Chính sách giáo dục; (v) Đào tạo giáo viên; và (vi) Giáo dục Công dân toàn cầu. EduNet đã và đang thiết lập những mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường đại học và viện nghiên cứu về giáo dục ở Việt Nam và nước ngoài để tiến hành các dự án nghiên cứu có tính liên ngành ở mọi cấp độ. EduNet ưu tiên các đề xuất mang tính thời sự, có giá trị cốt lõi, có tính đột phá, sáng tạo, hướng tới góp phần xây dựng nguồn nhân lực Việt Nam chất lượng cao và có trách nhiệm cộng đồng. Song hành với các dự án nghiên cứu và hoạt động xuất bản trong nước và quốc tế. Ấn bản của EduNet bao gồm các sách chuyên khảo, chuyên san nghiên cứu về giáo dục và các tài liệu phục vụ cho công tác tư vấn chính sách và phát triển giáo dục. Các ấn bản này do chính các thành viên hoặc cộng tác viên của EduNet nghiên cứu và xuất bản trong khuôn khổ các dự án của AVSE Global. Ngoài ra, EduNet cũng đang triển khai hợp tác với một số tạp chí trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) và tạp chí có uy tín quốc tế để xuất bản những số đặc biệt liên quan tới giáo dục Việt Nam.
2. Đào tạo và bồi dưỡng: EduNet phối hợp với Ban Đào tạo của AVSE Global cung cấp các chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao được thiết kế riêng theo nhu cầu của các trường đại học, trường phổ thông, sở, ban, ngành, và doanh nghiệp. EduNet hướng tới việc hợp tác với các trường đại học sư phạm của Việt Nam trong các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, và nghiên cứu viên trong lĩnh vực giáo dục, xã hội.
3. Chuyển giao tri thức trên quy mô lớn: Việc chuyển giao tri thức và công nghệ tiên tiến trên thế giới về Việt Nam được EduNet lồng ghép trong các chuỗi hội thảo mang tầm quốc tế (VES là một ví dụ), các cuộc trao đổi chuyên môn trên mạng xã hội, các ấn phẩm khoa học (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) nhằm lan tỏa tri thức trực tiếp và trên diện rộng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Việt Nam.
4. Tư vấn chính sách và tư vấn chiến lược: Từ kinh nghiệm quốc tế và các hoạt động thực hành, cùng với những mạng lưới khác của AVSE Global, EduNet đóng góp tiếng nói của giới hàn lâm trong các hoạt động tư vấn chính sách và tư vấn chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ở mọi cấp độ, từ chính phủ đến các địa phương, sở, ban, ngành, và các trường học. Những chính sách, đề xuất, và giải pháp của EduNet được đánh giá là mang tính sáng tạo, kịp thời và bền vững, nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện, lấy người học làm trung tâm EduNet hướng tới nền giáo dục sáng tạo, tạo ra các công dân với trách nhiệm toàn cầu và hành động tại chỗ.
IV. DANH SÁCH THÀNH VIÊN EDUNET
DANH SÁCH THÀNH VIÊN EDUNET
Họ và tên
Học vị, Đơn vị công tác
Ban Giám đốc
1. BÙI Thị Minh Hồng
Phó giáo sư – Tiến sĩ, Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học Quốc tế (ICHEM), Trường Quản lý, Đại học Bath;
Giám đốc EduNet
2. NGUYỄN Thụy Phương
Tiến sĩ, Đại học Paris, Pháp;
Phó Giám đốc EduNet
Thành viên
3. CHÂU Dương Quang
Nghiên cứu sinh, Đại học SUNY Albany, Hoa Kì
4. ĐÀO Thùy Li
Tiến sĩ, Đại học Aalborg, Đan Mạch
5. DƯƠNG Bích Hằng
Tiến sĩ, Đại học Minnesota, Hoa Kỳ
6.LÊ Nguyễn Minh Phương
Nghiên cứu sinh, Đại học Paris - Saclay, Pháp
7. LÊ Thị Thanh Tịnh
Nghiên cứu sinh, Đại học Leiden, Hà Lan
Giảng viên ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng
8. NGÔ Thanh Hà
Tiến sĩ, Đại học New South Wales, Úc
9. NGÔ Thị Phương Lê
Tiến sĩ, Đại học Nantes, Giám đốc Truyền thông AVSE Global
10. NGUYỄN Hoài An
Nghiên cứu sinh, Đại học Paris 8, Pháp
11.NGUYỄN Xuân Khánh (Andy)
Tiến sĩ, Đại học Oulu, Phần Lan
12.NGUYỄN Thị Lan Anh
Nghiên cứu sinh, Đại học Auckland, New Zealand
13.NGUYỄN Như Ngọc
Tiến sĩ, Giảng viên, Đại học Văn Lang, Việt Nam
14.ĐẶNG Tuyết Anh
Quản lý dự án cho các Tổ chức Phi Chính phủ
15.NGUYỄN Thị Bích Phương
Giảng viên, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam
16. PHẠM Thị Thu Trang
Nghiên cứu sinh, Đại học Bang Pennsylvania, Hoa Kì
17. PHAN Lê Thanh Hương
Tiến sĩ, Đại học Deakin, Úc
18. KHỔNG Thị Diễm Hằng
Tiến sĩ, Đại học Monash, Úc
19. NGUYỄN Thị Bích Diệp
Tiến sĩ Đại học Deakin, Úc
20. LẠI Thị Thanh Vân
Tiến sĩ, Đại học Deakin, Úc
V. CÁC DỰ ÁN NỔI BẬT
Lĩnh vực hoạt động
Dự án
Mô tả
Thành viên tham gia
Tư vấn chính sách và chiến lược
Tái thiết Miền Trung (2020-2021)
Phụ trách mảng Giáo dục – Đào tạo và Nhân lực trong Dự án Tư vấn chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội Tỉnh Quảng Trị, tầm nhìn đến năm 2045.
Bùi Thị Minh Hồng Lê Thị Thanh Tịnh Ngô Thanh Hà Ngô Phương Lê Nguyễn Như Ngọc Đặng Tuyết Anh Nguyễn Thị Bích Phương Nguyễn Thuỵ Phương
Yên Bái (2020)
Phụ trách mảng Giáo dục và Đào tạo trong Dự án Tư vấn chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội Tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2030
Bùi Thị Minh Hồng
Nghiên cứu và Xuất bản
Triết lý giáo dục (từ 2019)
Từ góc nhìn của triết lý giáo dục phân tích sâu những ý nghĩa căn bản của giáo dục (phổ thông và đại học) thể hiện trong hệ thống giáo dục Việt Nam, từ đó gửi những thông điệp nâng cao hiệu quả của chính sách giáo dục.
Ngô Thanh Hà , Nguyễn Thị Lan Anh Đào Thuỳ Li
Giáo dục công dân toàn cầu (từ 2020)
Dự án nghiên cứu này tập trung tìm hiểu hướng tiếp cận và tích hợp nội dung Giáo dục công dân toàn cầu (Global Citizenship Education - GCE) trong chương trình Đào tạo giáo viên (Teacher Education - TE) ở Việt Nam. Chúng tôi phát triển một khung phân tích bao gồm các đặc điểm nhận diện GCE dưới ánh sáng của chủ nghĩa tân tự do, chủ nghĩa cấp tiến và chủ nghĩa chuyển đổi. Với công cụ này, chúng tôi hy vọng sẽ làm sáng tỏ quan điểm tiếp cận GCE và những ý tưởng về hình mẫu công dân toàn cầu mà các trường Đại học Sư phạm gửi gắm trong chương trình đào tạo của họ.
Lê Thị Thanh Tịnh Nguyễn Thị Lan Anh Dương Bích Hằng Nguyễn Thị Bích Phương
Thực trạng Giáo dục Đại học Việt Nam (từ 2020)
Đây là một nghiên cứu định lượng được thực hiện trên diện rộng về thực trạng Giáo dục Đại học Việt Nam. Dự án tập trung làm rõ các khía cạnh về môi trường giáo dục, thái độ, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (ICT) trong công việc và học tập, năng lực đổi mới sáng tạo, và khả năng thích ứng với khủng hoảng. Dự án được thực hiện với hàng ngàn giảng viên và sinh viên của các trường đại học trên khắp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu được kỳ vọng sẽ cung cấp một bức tranh hiện thực toàn cảnh về những thế mạnh, tồn tại và thách thức của Giáo dục Đại học ở Việt Nam, từ góc nhìn của những người trong cuộc.
Bùi Thị Minh Hồng Lê Thị Thanh Tịnh Nguyễn Như Ngọc Andy Nguyễn
Đổi mới sáng tạo trong giáo dục (từ 2020)
Thực hiện các nghiên cứu về lý thuyết và thực hành áp dụng đổi mới sáng tạo trong giáo dục, từ đó hướng tới xây dựng các chương trình tư vấn cho các tổ chức liên quan đến giáo dục.
Ngô Thanh Hà Dương Bích Hằng Nguyễn Thị Bích Phương Nguyễn Hoài An Nguyễn Hồng Ngọc
Sách Giáo dục phổ thông: Chuyển biến và Sáng tạo (2020-2021)
Sách biên tập, gồm các bài lý luận và báo cáo nghiên cứu về một số bình diện nổi bật của giáo dục phổ thông Việt Nam đương đại, phụ vụ công tác tư vấn chính sách, thực hành và nghiên cứu giáo dục.
Dương Bích Hằng Hoàng Anh Đức Bùi Thị Minh Hồng
Sách Tự chủ Đại học (2021)
Sách biên tập, gồm các bài xã luận chuyên sâu dựa trên nghiên cứu thực nghiệm và các bài phân tích chính sách liên quan đến khía cạnh quản trị đại học trong bối cảnh tự chủ đại học.
Châu Dương Quang Lê Đông Phương Bùi Thị Minh Hồng
Chuyển giao Tri thức
VES 2020: Trường học ngày mai – Công dân tương lai
Trong thời đại số hoá và phát triển bền vững, giáo dục Việt Nam đã và đang gặp nhiều thách thức từ chính sách đến quản lý, từ phương pháp sư phạm đến quản lý và phát triển chương trình đào tạo. Trên cơ sở đó, EduNet đã khởi xướng một Diễn đàn về Giáo dục nhằm tư duy lại và đổi mới giáo dục, với chủ đề bao quát là “Trường học ngày mai, công dân tương lai”. Đây là một nền tảng mà tất cả các bên liên quan sẽ có đóng góp vào các cuộc đối thoại cởi mở và mang tính xây dựng, nhằm xác định lại các mục tiêu giáo dục cho thế hệ tương lai của chúng ta, hiện đại hoá các phương pháp sư phạm và hợp tác với các bên liên quan khác nhau để cùng tạo ra các kết quả giáo dục bền vững và đổi mới.
EduNet
VES 2018: Tự chủ giáo dục Đại học
Từ năm 2014, việc thực hiện tự chủ trong các cơ sở giáo dục Đại học Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như giảm bớt thủ tục hành chính, tăng cường đổi mới và linh hoạt trong hệ thống quản lý đại học. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm để tiến tới một nền giáo dục đại học từ chủ hiệu quả, đặc biệt là về tài chính, nhân sự, tuyển sinh và quản lý tài sản.
Hội nghị nhằm mục đích tập hợp các chuyển gia quốc tế và tất cả các bên liên quan cùng thảo luận về các thông lệ, kinh nghiệm và xu hướng quốc tế về tự chủ giáo dục đại học và tác động của chúng đến con đường tự chủ về thể chế ở Việt Nam. Đại diện của Ngân hàng Thế giới, Hội đồng Anh và các đại sứ quán nước ngoài sẽ tham gia. Đây là lần tổ chức đầu tiên của diễn đàn VES thường niên.
EduNet
Đào tạo và Bồi dưỡng
Chương trình Bồi dưỡng Năng lực Lãnh đạo
Cùng AVSE Global, EduNet tham gia vào các chương trình bồi dưỡng năng lực lãnh đạo cho các cán bộ quản lý cấp cao của Việt Nam và các cán bộ quản lý giáo dục trên khắp thế giới.